Các bước cần thiết để đảm bảo quy trình chỉ định thầu hiệu quả

Thứ năm - 07/12/2023 09:12
Để đảm bảo quy trình chỉ định thầu hiệu quả cần chuẩn bị những bước gì? Trong bài viết này, hãy cùng huongdandauthau.com tìm hiểu về 5 bước cần thiết để đảm bảo quy trình chỉ định thầu hiệu quả.
Các bước đảm bảo quy trình chỉ định thầu
Các bước đảm bảo quy trình chỉ định thầu

Quy trình chỉ định thầu là gì?

Quy trình chỉ định thầu là một quá trình quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các dự án, giúp đảm bảo sự thành công của dự án hơn nữa giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Nó bao gồm 5 bước cần thiết để tìm kiếm, lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu phù hợp nhất. Các bước chi tiết như sau: 

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị cho việc lựa chọn nhà thầu 

- Đưa ra việc lập hồ sơ với các yêu cầu:

  • Yêu cầu đưa đầy đủ các thông tin về gói thầu, dự án
  • Hướng dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; đạt chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu

- Thẩm định và duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

Bước đánh giá và đưa ra quyết định lựa chọn nhà thầu (Ảnh minh họa)
Bước đánh giá và đưa ra quyết định lựa chọn nhà thầu 

Bước 2: Tổ chức chọn lựa nhà thầu phù hợp

  • Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu bắt buộc đưa ra cho nhà thầu đã được xác định
  • Nhà thầu sắp xếp và nộp hồ sơ đề xuất theo đúng với hồ sơ yêu cầu
(Ảnh minh họa tổ chức chọn ra nhà thầu)
 Tổ chức chọn ra nhà thầu

Bước 3: Đưa ra nhận xét hồ sơ và thương lượng các đề xuất của nhà thầu

  • Việc đánh giá hồ sơ chỉ định thầu do nhà thầu đề xuất phải được thực hiện theo chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương lượng, làm rõ hoặc sửa, thêm các thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất mục đích để chứng minh làm rõ sự đáp ứng của nhà thầu của yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, mức độ tiến triển, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu.
  • Nhà thầu được phép chỉ định thầu khi đã có đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng được những yêu cầu mà hồ sơ đưa ra; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
  • ​​​​​​​Tham khảo bài viết tìm hiểu thêm về chỉ định thầu để hiểu rõ hơn về các điều kiện mà nhà thầu được phép chỉ định.
QUY TRÌNH CHỈ ĐỊNH THẦU (6)
Đưa ra nhận xét hồ sơ và thương lượng nhà thầu

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu

  • Dựa trên báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất, phía mời thầu đã công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, trong  đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
  • ​​​​​​​Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Luật đấu thầu 2023

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng

  • Hợp đồng giữa các bên ký kết phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương lượng hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Hoàn thiện hồ sơ và ký kết (Ảnh minh họa)
Hoàn thiện hồ sơ và ký kết 

Kết luận

Quy trình chỉ định thầu rất quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các dự án. Nó đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc chọn nhà thầu và đảm bảo rằng dự án được triển khai một cách hiệu quả. Để đảm bảo thành công của quy trình này, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn đã đề ra. Hy vọng bài viết này của  huongdandauthau.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chỉ định thầu và áp dụng nó một cách hiệu quả trong các dự án của bạn.

Thông tin liên hệ:
Nguồn: 

Tác giả: Hương Phan Thị Thu

Nguồn tin: dauthau.info

 Từ khóa: chỉ định thầu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây