8 nội dung cần nắm được khi chuẩn bị hồ sơ năng lực

Thứ năm - 07/12/2023 02:18
Nhà thầu cần chuẩn bị những gì khi làm hồ sơ năng lực công ty? Bài viết hôm nay, Huongdandauthau.com sẽ cung cấp về 8 nội dung quan trọng khi chuẩn bị hồ sơ năng lực tham gia đấu thầu. Hãy theo dõi bài viết này nhé!
8 nội dung cần nắm được khi chuẩn bị hồ sơ năng lực
8 nội dung cần nắm được khi chuẩn bị hồ sơ năng lực

Hồ sơ năng lực là gì?

Nếu như khái niệm “Hồ sơ dự thầu” được quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, thì khái niệm về “Hồ sơ năng lực” lại không được quy định tại bất kỳ văn bản nào. Tuy nhiên, căn cứ vào định nghĩa của ngôn từ Tiếng Việt, có thể hiểu “Hồ sơ năng lực” là những tài liệu về nhà thầu, trong đó chứng minh về năng lực, kinh nghiệm, tư cách của nhà thầu cho thấy khả năng của nhà thầu này đủ điều kiện để tham gia gói thầu này. Sau đây Huongdandauthau.com sẽ giới thiệu đến các nhà thầu 08 nội dung cần nắm được khi chuẩn bị Hồ sơ năng lực của bạn nhé.

Hồ sơ năng lực bao gồm những gì?

1. Thư ngỏ

Tại phần Thư ngỏ, nhà thầu nên gửi lời chào, lời chúc sức khỏe trân trọng tới khách hàng và giới thiệu về lĩnh vực chuyên hoạt động của công ty/doanh nghiệp cùng với phương châm hoạt động của mình.

Nhà thầu có thể tham khảo bài viết 2 cách tìm kiếm bản tin mời thầu hiệu quả nhất để tìm kiếm bản tin mời thầu nhanh nhất

2. Giới thiệu về nhà thầu

- Tổng quan về nhà thầu

Tại đây, bạn có thể giới thiệu về tên đăng ký, tên viết tắt, địa chỉ văn phòng, số điện thoại, mã số thuế, tài khoản VNĐ và tài khoản email của công ty/doanh nghiệp. Đồng thời, nhà thầu cũng có thể nêu ra danh sách thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc của công ty/doanh nghiệp. 

- Quá trình hình thành và phát triển

Huongdandauthau.com gợi ý nhà thầu có thể giới thiệu ngắn gọn quá trình hình thành và phát triển của công ty/doanh nghiệp mình, Từ khi đăng ký thành lập tại địa phương đến hiện tại bên cạnh đó nhà thầu có thể giới thiệu thêm về việc công ty/doanh nghiệp mình đã cung cấp sản phẩm đến cho khách hàng và việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao và đa dạng của khách hàng như thế nào. 

- Phạm vi hoạt động

Nhà thầu nêu ra phạm vi hoạt động của mình như trong nước, ngoài nước hay trên địa bàn thành phố/tỉnh,...

- Lĩnh vực hoạt động

Nhà thầu nêu lĩnh vực hoạt động chính và phụ của công ty/doanh nghiệp mình.
(Ví dụ: Chiếu sáng - Sản xuất - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ - Giao thông vận tải…)

8 nội dung cần nắm được khi chuẩn bị hồ sơ năng lực
8 nội dung cần nắm được khi chuẩn bị hồ sơ năng lực

3. Cơ sở pháp lý của nhà thầu

Tại đây, nhà thầu cung cấp hình ảnh về: Đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, Giấy xác nhận không nợ thuế, văn bản xác nhận nhà thầu không nằm trong trường hợp cấm thầu,...

4. Năng lực của nhà thầu

Đây là một phần vô cùng quan trọng trong Hồ sơ năng lực đến quyết định có hợp tác với bạn hay không, vì vậy nhà thầu nên nêu rõ ràng về năng lực của công ty/doanh nghiệp mình. 

Nhà thầu liệt kê năng lực của công ty/doanh nghiệp mình dựa trên loại hình công ty, sản phẩm công ty phù hợp với công ty/doanh nghiệp mình như:

- Năng lực về máy móc, thiết bị: Mô tả thiết bị, nơi sản xuất, số lượng, năm sản xuất, công suất,...

Tại đây, nhà thầu có thể tham khảo các gói đấu thầu tại Dauthau.info để có thể liệt kê các trang thiết bị máy móc phù hợp với các gói đấu thầu mà nhà thầu dự định tham gia dự thầu.

- Nguồn nhân lực của nhà thầu: Sơ đồ tổ chức các phòng ban.

Tham khảo cách kê khai năng lực nhà thầu trên e-GP: Hướng dẫn kê khai năng lực nhà thầu trên e-GP

5. Một số khách hàng tiêu biểu của nhà thầu 

Ở danh mục này, nhà thầu có thể lập danh sách về các khách hàng tiêu biểu của công ty/doanh nghiệp mình.

Danh sách có thể bao gồm các đầu mục như: Tên khách hàng, tên dự án, giá trị hợp đồng, ngày ký hợp đồng, ngày kết thúc hợp đồng.

Năng lực của nhà thầu
Năng lực của nhà thầu

6. Các hợp đồng tiêu biểu của nhà thầu

Tại đây, nhà thầu có thể cung cấp hình ảnh của từ 4 đến 6 hợp đồng tiêu biểu mà công ty/doanh nghiệp mình đã ký kết với khách hàng mình.

Lưu ý: Nhà thầu cần phải chèn bản đã Scan của hợp đồng để tăng độ uy tín của bộ Hồ sơ năng lực.

7. Hình ảnh các công trình nhà thầu đã thi công

- Hình ảnh được cung cấp ở đây nên là những hình ảnh sắc nét, màu sắc không gây cảm giác khó chịu cho người xem, đúng kích cỡ (Không kéo giãn, cắt xén không cần thiết).

- Dưới mỗi hình ảnh cần chèn thêm ghi chú về tên dự án.

8. Lời kết

Ở phần Lời kết của Hồ sơ năng lực, nhà thầu một lần nữa khẳng định lại phương châm của công ty/doanh nghiệp cùng với lời cam kết với khách hàng khi hợp tác.

Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về hồ sơ dự thầu, nhà thầu có thể tham khảo tại Một bộ hồ sơ dự thầu đầy đủ gồm những gì?

Trên đây, Huongdandauthau.com đã chia sẻ cho nhà thầu về 8 nội dung cần nắm được khi chuẩn bị hồ sơ năng lực tham gia đấu thầu. Theo dõi chuyên mục Hướng dẫn đấu thầu để tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khi tham gia đấu thầu nhé!

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để áp dụng cho Hồ sơ năng lực, các nhà thầu có thắc mắc hãy liên hệ với Huongdandauthau.com để được hỗ trợ! 

Thông tin liên hệ:

Nguồn:

Tác giả: Bùi Bích Phương

Nguồn tin: dauthau.info

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây