Thế nào là đấu thầu rộng rãi? Các bước đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023

Thứ sáu - 16/02/2024 02:53
Đấu thầu rộng rãi là một hình thức đấu thầu không còn xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu hết về hình thức đấu thầu này. Dưới đây là chia sẻ của Huongdandauthau.com về hình thức đấu thầu rộng rãi, mời các bạn cùng tham khảo!
Thế nào là đấu thầu rộng rãi? Các bước đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023
Thế nào là đấu thầu rộng rãi? Các bước đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023

1. Thế nào là đấu thầu rộng rãi?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Đấu thầu 2023, Đấu thầu rộng rãi được hiểu như sau:

Điều 21. Đấu thầu rộng rãi
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
Như vậy, với hình thức đấu thầu rộng rãi, bên mời thầu có thể dễ dàng lựa chọn, sàng lọc được nhà thầu ưng ý vì gói thầu có thể có nhiều nhà thầu tham gia mà không bị hạn chế số lượng. 
đấu thầu rộng rãi cho bên mời thầu
Đấu thầu rộng rãi là gì?

2. Các bước đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023

Theo quy định khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023, các bước đấu thầu rộng rãi được quy định như sau:

1. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; 
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu; 
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. 
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng. 
Dưới đây là quy trình 06 bước chi tiết đối với đấu thầu rộng rãi:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu. Bên mời thầu thực hiện lập hồ sơ mời thầu (HSMT) và thực hiện thẩm định, phê duyệt HSMT.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu. Bên mời thầu sẽ thực hiện đăng tải thông báo mời thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới. 

Bước 3: Đánh giá HSDT. Kết thúc thời gian nộp thầu, bên mời thầu sẽ đóng thầu và tiến hành đánh giá HSDT. Tổ chuyên gia sẽ thực hiện đánh giá HSDT, lập báo cáo và gửi lại để bên mời thầu xem xét.

Bước 4: Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);

Bước 6: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi (hình minh họa)

3. Đấu thầu rộng rãi áp dụng theo phương thức đấu thầu nào?

Hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng phổ biến với tất cả các phương thức đấu thầu hiện có, đó là:

  • Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
  • Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
  • Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
  • Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
Để tìm hiểu chi tiết về 04 phương thức đấu thầu này, bên mời thầu có thể tham khảo chi tiết tại bài viết: 04 phương thức lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu 2023.

Trên đây là chia sẻ của Huongdandauthau.com về đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023, bên mời thầu có thể tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu về đấu thầu rộng rãi nói riêng và đấu thầu nói chung, nếu có thắc mắc, bên mời thầu có thể liên hệ với Huongdandauthau.com để được hỗ trợ:

Tác giả: Hoa Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây