Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 các thành viên trong tổ thẩm định thầu sẽ bao gồm: “Các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung: kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.”
Có thể hiểu đơn giản, các thành viên thuộc tổ thẩm định sẽ là những cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập.
Theo khoản 3 Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 có quy định: “Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.”
Như vậy, để trở thành thành viên tổ thẩm định bạn phải có ít nhất 3 năm công tác trong các lĩnh vực liên quan.
Trách nhiệm của tổ thẩm định thầu được quy định cụ thể theo Điều 81 Luật Đấu thầu 2023, bao gồm:
Hoạt động độc lập, khách quan khi tiến hành thẩm định.
Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan.
Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.
Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, người có thẩm quyền, chủ đầu tư về kết quả thẩm định và các công việc được giao theo quy định tại Điều này.
Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Sau đây là một số câu hỏi tình huống về tổ thẩm định thầu mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về vai trò này.
Tình huống 1:
Câu hỏi: Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có quy định lập biên bản họp Tổ thẩm định về việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu không?
Câu trả lời của chuyên gia: Pháp luật không quy định về biên bản họp tổ thẩm định. Tuy nhiên tất cả các kết quả thẩm định phải bằng văn bản được gửi tới Chủ đầu tư/bên mời thầu.
Tình huống 2:
Câu hỏi: Giai đoạn chuẩn bị dự án có lập tổ chuyên gia và tổ thẩm định để lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án. Vậy 2 tổ này có giữ nguyên để dùng xuyên suốt cho đến kết thúc dự án có được không? Hay sau khi có quyết định phê duyệt dự án phải lập 2 tổ mới thay thế?
Câu trả lời của chuyên gia: Có thể giữ nguyên nếu chủ đầu tư giao nhiệm vụ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tổ thẩm định theo Luật Đấu thầu 2023 mà Huongdandauthau.com muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu.
Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kỳ thắc mắc cần trao đổi, bạn có thể liên hệ với Huongdandauthau.com để được hỗ trợ:
Hotline: 0904.634.288 hoặc 024.8888.4288
Website: https://huongdandauthau.com
Tác giả: Hồ Thị Linh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn