Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đấu thầu 2023, mua sắm trực tiếp được hiểu như sau:
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác.
Khoản 2 Điều 25 của Luật Đấu thầu 2023 đã có quy định chi tiết về việc thực hiện hình thức mua sắm trực tiếp. Theo đó, hình thức mua sắm được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện như sau:
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
b) Chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có);
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng;
d) Thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 30 Luật Đấu thầu 2023 thì
Điều 30. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:…d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023, lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm trực tiếp theo quy trình như sau:
4. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp bao gồm các bước sau đây:a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Tác giả: Hoa Phượng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn