Đấu thầu xây dựng (xây lắp) là một quy trình được thực hiện để chọn nhà thầu xây dựng cho một dự án cụ thể. Quy trình này phải đảm bảo được tính minh bạch, công bằng và cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu, nhằm tối ưu hóa kinh phí và chất lượng của công trình xây dựng.
Đối với các nhà thầu thì hoạt động này có thể được coi là một quá trình cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau. Đối với chủ đầu tư và bên mời thầu thì hoạt động đấu thầu xây dựng nhằm tìm được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công.
Dưới đây là các quy định về đấu thầu xây dựng mà các nhà thầu cần phải nắm bắt được:
Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định về việc đấu thầu trong các giao dịch thương mại, các hoạt động đầu tư công của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức doanh nghiệp và các cá nhân. Luật quy định rõ các nguyên tắc về đấu thầu, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình đấu thầu
Theo Luật số 03/2022/QH15 bao gồm sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức là đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự
Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về việc lựa chọn nhà thầu
Theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT quy định chi tiết về việc cung cấp, đăng tải các thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
Theo Luật Đầu tư công 2019 số 39/2019/QH14 mới nhất
Theo Luật số 64/2020/QH14 đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Theo Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư
Theo Thông tư số 05/2021/TT-BQP ngày 12/01/2021 của Bộ Quốc phòng Quy định một số nội dung về việc lựa chọn nhà thầu trong phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng
Theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định chi tiết về việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu
Theo Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu
Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về một số nội dung liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng của Chính phủ
Theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
Theo Nghị định 28/2021/NĐ-CP quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
Theo Thông tư số 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
Theo Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ Xây dựng
Theo Thông tư 11/2016/TT-BKHĐT về việc hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC)
Theo Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT quy định chi tiết về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí về việc đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu
Để có thể tham gia đấu thầu qua mạng một cách thuận lợi thì dưới đây là 10 bước quan trọng mà các nhà thầu nên biết:
Bước 1: Phê duyệt thiết kế - dự toán
Để tiến hành đấu thầu xây dựng thì trước tiên các hạng mục công trình xây dựng cần phải được phê duyệt. Sau khi được phê duyệt dự án đầu tư, bước tiếp theo là phê duyệt các bản vẽ thiết kế thi công và dự toán kỹ thuật (đối với công trình nhỏ chỉ cần phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật bao gồm thiết kế bản vẽ thi công và dự toán)
Đọc thêm tại đây
Bước 2: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng, lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định
Bước 3: Đăng tải thông báo mời thầu và lập hồ sơ mời thầu
Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải các thông tin mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Lưu ý: Chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày phát hành hồ sơ mời thầu
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ dự thầu thì cần phải lưu ý rằng hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến địa chỉ của bên mời thầu
Bước 5: Rà soát hồ sơ dự thầu trước khi nộp thầu
Hãy đảm bảo rằng hồ sơ phải được rà soát thật kỹ càng trước khi nộp để tránh mắc phải những sai sót trong quá trình nộp thầu
Bước 6: Nộp thầu
Bước 7: Theo dõi yêu cầu làm rõ của bên mời thầu
Chủ động nắm bắt các thông tin bằng cách theo dõi các yêu cầu làm rõ của bên mời thầu
Bước 8: Theo dõi thông báo mời thương thảo hợp đồng
Theo dõi đầy đủ các thông báo về mời thương thảo hợp đồng để đảm bảo hiểu cũng như nắm rõ các nội dung cần thiết
Bước 9: Bên mời thầu tiến hành các thủ tục trình duyệt
Bước 10: Biên soạn văn bản trả lời khi có thông báo chấp thuận
Để biết thêm nhiều thông tin cũng như là có thể giải đáp các thắc mắc của các bạn về đấu thầu xây dựng (đấu thầu xây lắp) thì dưới đây là thông tin liên lạc của chúng tôi. Hãy liên hệ huongdandauthau.com để được hỗ trợ sớm nhất.
Thông tin liên lạc:
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn