Dự phòng trong giá gói thầu và những thông tin liên quan

Thứ hai - 31/07/2023 03:40
Chi phí dự phòng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng. Vậy dự phòng trong dự án đầu tư là gì? Chi phí dự phòng trong giá gói thầu được quy định như thế nào? Hãy cùng Huongdandauthau.com tìm hiểu bài viết dưới đây.
Dự phòng trong giá gói thầu và những thông tin liên quan
Dự phòng trong giá gói thầu và những thông tin liên quan
  1. Thế nào là dự phòng trong dự án đầu tư

Để hiểu về dự phòng trong giá gói thầu, trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm dự phòng trong dự án đầu tư. Dự phòng trong dự án đầu tư đề cập đến một khoản tiền được tính vào tổng mức đầu tư, bao gồm các chi phí dự phòng cho khối lượng công việc dự kiến, các công việc phát sinh có thể xảy ra, bao gồm chi phí dự phòng để đối phó với yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án.

Chi phí dự phòng cho khối lượng và công việc phát sinh được xác định bằng cách áp dụng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí của các khoản mục quy định, bao gồm: 

  • Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

  • Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị

  • Chi phí quản lý dự án

  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

  • Chi phí khác

Riêng tỷ lệ phần trăm đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Như vậy, khi xây dựng giá gói thầu, tùy theo từng loại gói thầu cụ thể mà được phân bố chi phí dự phòng trong dự án vào để hình thành nên giá gói thầu.

  1. Các quy định về chi phí dự phòng trong giá gói thầu

 

Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT, hướng dẫn chung về giá gói thầu có nêu:

Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không.
 

dự phòng giá gói thầu

Các quy định về chi phí dự phòng trong giá gói thầu

Ngoài ra, đối với trường hợp từng gói thầu cụ thể thì Bộ Xây dựng có những hướng dẫn riêng cùng với những quy định của Bộ Kế hoạch & Đầu tư liên quan đến vấn đề dự phòng trong giá gói thầu, cụ thể:

1. Gói thầu xây lắp:

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

(Trích Điều 6 Thông tư số 11/2021/TT-BXD)

Đồng thời:

Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.

Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu. Chi phí dự phòng sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng; phần chi phí dự phòng này do chủ đầu tư quản lý và chỉ được sử dụng để thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng khi có phát sinh.

Hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó phải nêu rõ giá trị cụ thể bằng tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%) các khoản chi phí dự phòng tính trên chi phí xây dựng của gói thầu để nhà thầu chào thầu. Nhà thầu phải chào các khoản chi phí dự phòng theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

(Trích Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT)

2. Gói thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị (đối với dự án đầu tư):

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

3. Gói thầu lắp đặt thiết bị:

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

4. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng:

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

5. Dự toán gói thầu hỗn hợp: Căn cứ nội dung, tính chất của từng gói thầu cụ thể để xác định dự toán gói thầu gồm một số hoặc toàn bộ các nội dung chi phí nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 như trên.

Để có thể nhanh chóng tiếp cận các thông tin liên quan đến gói thầu, giá gói thầu hay kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các yếu tố thị trường, doanh nghiệp, quý nhà thầu có thể đăng ký sử dụng dịch vụ sàng lọc thông tin thầu tự động như gói phần mềm VIP1, VIP2 của Dauthau.info. Gói VIP1, VIP2 sẽ gửi về các thông báo tự động, khi chủ đầu tư có điều chỉnh, liên quan đến Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và gói thầu sớm nhất!

Trên đây là thông tin liên quan đến dự phòng trong giá gói thầu mà Huongdandauthau.com gửi đến quý nhà thầu. Quý nhà thầu có thắc mắc, cần hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ:

Nguồn:  https://dauthau.asia/news/tu-lieu-cho-nha-thau/tim-hieu-ve-du-phong-trong-gia-goi-thau-591.html

Tác giả: Thu Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây