Chủ đầu tư phải làm thế nào khi nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công

Thứ ba - 23/04/2024 23:22
Việc nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công là một vấn đề gây thiệt hại nặng nề cho chủ đầu tư, cả về tài chính lẫn thời gian. Vậy khi nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công, chủ đầu tư phải xử lý như thế nào? Hãy xem ngay bài viết dưới đây của Huongdandauthau.com để có thêm thông tin!
Chủ đầu tư phải làm thế nào khi nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công
Chủ đầu tư phải làm thế nào khi nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công

Lý do nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công

Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công, tuy nhiên có một số lý do phổ biến như là:

  • Vấn đề về tài chính. Nhà thầu gặp vấn đề về nguồn vốn, không đủ khả năng để thanh toán cho các nhà cung cấp vật tư, nhân công… Bên cạnh đó, chi phí thi công phát sinh vượt quá dự kiến ban đầu do nhiều yếu tố như: thay đổi thiết kế, điều kiện thi công thay đổi, giá nguyên vật liệu tăng cao… dẫn đến nhà thầu không đủ khả năng để chi trả và buộc phải bỏ dở công trình.
  • Vấn đề về thủ tục hành chính. Chẳng hạn như việc giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do vướng mắc trong các thủ tục hành chính khiến nhà thầu không thể thi công công trình theo đúng tiến độ…

Chủ đầu tư phải làm thế nào khi nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công?

Khi nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công, chủ đầu tư phải xử lý như thế nào? Dưới đây Huongdandauthau.com sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện.

Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, khi nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công thì chủ đầu tư xử lý như sau:

23. Trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì chủ đầu tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó; nhà thầu vi phạm hợp đồng bị coi là không hoàn thành hợp đồng.
 
Đối với phần công việc chưa thực hiện được áp dụng hình thức chỉ định thầu cho nhà thầu khác với giá trị được tính bằng giá trị ghi trong hợp đồng trừ đi giá trị của phần công việc đã thực hiện, được nghiệm thu trước đó.
 
Chủ đầu tư phải bảo đảm nhà thầu được chỉ định có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc còn lại của gói thầu. 
 
Trường hợp không áp dụng hình thức chỉ định thầu thì hình thành gói thầu mới để tổ chức lựa chọn nhà thầu, trường hợp cần thiết, xem xét lại giá gói thầu đối với phần công việc còn lại trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật. 
 
Trường hợp việc thực hiện hợp đồng chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu thì không được phép chấm dứt hợp đồng để thay thế nhà thầu khác. 
 
Trường hợp phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm hợp đồng để thay thế nhà thầu mới, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm hợp đồng, chủ đầu tư phải đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm hợp đồng, thông tin nhà thầu thay thế trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi quyết định chấm dứt hợp đồng và các tài liệu xử lý vi phạm hợp đồng khác (nếu có) đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi. 
 
Thông báo phải nêu rõ lý do nhà thầu vi phạm hợp đồng dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng, hình thức lựa chọn nhà thầu thay thế, tên nhà thầu được chỉ định trong trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu.
nhà thầu xây dựng
Nhà thầu thi công công trình (Hình minh họa)

Nội dung ở trên là chia sẻ của Huongdandauthau.com về cách xử lý trường hợp nhà thầu bỏ dở công trình đang thi công, hy vọng sẽ giúp ích cho bên mời thầu/ chủ đầu tư trong quá trình tìm hiểu. 

Trường hợp có thắc mắc về đấu thầu cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với Huongdandauthau.com qua:

Tác giả: Hoa Phượng

 Từ khóa: Nhà thầu

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây