05 tình huống đấu thầu thường gặp, bên mời thầu không nên bỏ qua!

Thứ tư - 08/05/2024 04:31
Là bên mời thầu tham gia hoạt động đấu thầu, việc nắm bắt và xử lý hiệu quả các tình huống thường gặp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 05 tình huống mà bên mời thầu thường xuyên gặp phải, cùng Huongdandauthau.com tìm hiều qua ngay nhé!
05 tình huống đấu thầu thường gặp, bên mời thầu không nên bỏ qua!
05 tình huống đấu thầu thường gặp, bên mời thầu không nên bỏ qua!

1. Chỉ có ít hơn 3 nhà thầu đáp ứng yêu cầu của Danh sách ngắn

Trường hợp khi xác định danh sách ngắn có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu, chủ đầu tư xử lý theo một trong hai cách sau đây:

  1. Tiến hành lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách ngắn

  2. Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong danh sách ngắn.

2. Đến thời điểm đóng thầu, không có hoặc có 1 hoặc 2 nhà thầu nộp hồ sơ

Trường hợp 1: Đến thời điểm đóng thầu, không có nhà thầu nào tham dự

Trường hợp tại thời điểm đóng thầu không có nhà thầu tham dự thầu thì chủ đầu tư quyết định xử lý theo một trong các cách sau đây:

Cách 1: Hủy thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu để mời thầu lại. Trong trường hợp này, trước khi mời thầu lại, cần rà soát, sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu (nếu cần thiết) để bảo đảm trong hồ sơ không có điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Cách 2: Gia hạn thời điểm đóng thầu tối thiểu là 05 ngày đối với gói thầu đang thực hiện mời quan tâm, mời sơ tuyển, gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gia hạn thời điểm đóng thầu tối thiểu là 10 ngày đối với gói thầu khác.
 

Trường hợp 2: Đến thời điểm đóng thầu, có 1 hoặc 2 nhà thầu nộp hồ sơ

Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường mà chỉ có 01 hoặc 02 nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu thì chủ đầu tư xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:

Cách 1: Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu đã nộp theo yêu cầu mới.

Cách 2: Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.
 

3. Giá dự thầu ghi trong hồ sơ dự thầu thấp khác thường

Trường hợp hồ sơ dự thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu hoặc gói thầu xây lắp có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) nhỏ hơn 70% giá gói thầu thì chủ đầu tư xử lý tình huống như sau:

1. Yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về tính khả thi của giá dự thầu khác thường đó và các chi phí cấu thành giá dự thầu. Nhà thầu phải chứng minh sự phù hợp giữa giá dự thầu với phạm vi công việc, giải pháp thực hiện do nhà thầu đề xuất, tiến độ thực hiện và các yêu cầu khác của hồ sơ mời thầu. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì không chấp nhận giá dự thầu đó, đồng thời coi các hạng mục có giá chào thấp khác thường dẫn đến giá dự thầu thấp khác thường như là sai lệch thiếu và tiến hành hiệu chỉnh sai lệch đối với các hạng mục này theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định này. Việc hiệu chỉnh sai lệch chỉ nhằm mục đích so sánh, xếp hạng nhà thầu. Trường hợp sau hiệu chỉnh sai lệch nhà thầu vẫn xếp thứ nhất thì giá đề nghị trúng thầu không bao gồm giá trị hiệu chỉnh sai lệch quy định tại điểm này;

2. Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

đấu thầu
Tình huống đấu thầu thường gặp (Hình minh họa)

4. Giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt

Trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu làm rõ các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các bằng chứng liên quan theo hướng sau đây:

1. Các yếu tố kinh tế liên quan đến biện pháp thi công, quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
2. Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà thầu dẫn đến lợi thế về giá cả.
3. Nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự cung cấp cho gói thầu, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trường hợp đáp ứng được các điều kiện quy định nêu trên thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu vẫn được chấp nhận trúng thầu. 

Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Nhà thầu nhận được sự trợ cấp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sẽ bị loại.
 

5. Nhà thầu đề nghị thay đổi hàng hóa so với hợp đồng đã ký

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp nhà thầu có đề nghị thay đổi các hàng hóa có phiên bản sản xuất, năm sản xuất mới hơn so với hàng hóa ghi trong hợp đồng thì căn cứ nhu cầu sử dụng, chủ đầu tư được chấp thuận đề xuất của nhà thầu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

​​​​​​​1. Được nhà thầu thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư.
 
2. Hàng hóa thay thế và hàng hóa ghi trong hợp đồng thuộc cùng hãng sản xuất và có cùng xuất xứ.
 
3. Hàng hóa thay thế có tính năng kỹ thuật, cấu hình, thông số và các yêu cầu kỹ thuật khác tương đương hoặc tốt hơn hàng hóa ghi trong hợp đồng.
 
4. Phù hợp với nhu cầu sử dụng.
 
5. Đơn giá của hàng hóa không vượt đơn giá ghi trong hợp đồng.

Trên đây là chia sẻ của Huongdandauthau.com về 05 tình huống đấu thầu thường gặp mà bên mời thầu cần nắm. Trong quá trình tham gia đấu thầu, bên mời thầu cần thường xuyên trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để có thể xử lý hiệu quả các tình huống phát sinh trong đấu thầu, đảm bảo hoạt động đấu thầu diễn ra một cách khách quan, công bằng, minh bạch và hiệu quả.

Trường hợp có thắc mắc về đấu thầu cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với Huongdandauthau.com qua:
Nguồn: Tổng hợp 25 tình huống đấu thầu thường gặp và cách xử lý: Phần 1Phần 2

Tác giả: Hoa Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây