Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu

Thứ năm - 29/06/2023 00:05
Thẩm định Hồ sơ mời thầu được diễn ra trước khi Hồ sơ mời thầu được phát hành và đăng tải. Quá trình thẩm định hồ sơ mời thầu phải được thực hiện theo các mẫu báo cáo quy định trong Luật Đấu thầu. Bài viết dưới đây Huongdandauthau.com sẽ hỗ trợ quý nhà thầu tìm hiểu về các mẫu báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu
Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu
  1.  Thẩm định trong đấu thầu là gì?

Theo khoản 40 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013:
“Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này”.
Các nội dung thẩm định hồ sơ mời thầu thông thường bao gồm:
  • Các căn cứ pháp lý để xây dựng hồ sơ mời thầu
  • Nội dung của hồ sơ mời thầu thông qua 3 yếu tố: Yêu cầu về thủ tục; Tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ; Các biểu mẫu
  • Các nội dung khác biệt, ý kiến về các nội dung khác biệt trong thẩm định hồ sơ
Sau đó đến nhận xét và kiến nghị (có phê duyệt hay không phê duyệt hoặc phải chỉnh sửa hồ sơ mời thầu).
  1. Quy định về thẩm định hồ sơ mời thầu

Ngày 27 tháng 11 năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc lập báo cáo thẩm định trong quá trình thẩm định hồ sơ mời thầu.
Thông tư này quy định chi tiết việc lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
Những quy định chi tiết về việc thẩm định hồ sơ mời thầu
Những quy định chi tiết về việc thẩm định hồ sơ mời thầu

Các nội dung của quy định bao gồm: 
  • Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
  • Điều 2: Áp dụng mẫu báo cáo thẩm định
  • Điều 3: Thời gian thẩm định
  • Điều 4: Yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định
  • Điều 5: Tổ chức thực hiện
  1. Các mẫu báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu

Các mẫu báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu (hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển cũng được xếp chung là loại hồ sơ mời thầu) được quy định tại Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015
  • Mẫu số 01 - Báo cáo thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển
  • Mẫu số 02 - Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu
  • Mẫu số 03 - Báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu
  1. Thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng được thực hiện như thế nào?

Việc thẩm định E-HSMT tương đối giống với việc thẩm định các gói thầu không đấu thầu qua mạng, chỉ có đối với các chương đã được Webform trên hệ thống (thường là Chương I và Chương IV) thì không cần thiết phải thẩm định. 
Đối với các gói thầu thực hiện qua mạng, E-HSMT sẽ được bên mời thầu in và trình chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt sau khi E-HSMT được lập xong
  1. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được quy định rõ tại khoản 3 và khoản 6 Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
  • Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
    • Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
    • Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
  • Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.
  1. Những điều cần lưu ý khi thẩm định hồ sơ mời thầu

Trong quá trình thẩm định hồ sơ mời thầu, quý nhà thầu cần lưu ý những thông tin sau:
  • Đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi: Nếu nhà tài trợ chấp thuận, các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức hoặc vốn vay ưu đãi từ điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nhà tài trợ có thể sử dụng các mẫu báo cáo thẩm định được ban hành theo Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT. Trong trường hợp cần thiết, có thể sửa đổi và bổ sung nội dung của mẫu báo cáo thẩm định theo Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT để đáp ứng yêu cầu đấu thầu trong điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế tương ứng.
  • Đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn và chỉ định thầu rút gọn: Không bắt buộc thực hiện thẩm định Bản yêu cầu báo giá và Dự thảo hợp đồng
  • Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định cho đến ngày có báo cáo thẩm định được hoàn thành.
Trên đây là những thông tin về báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu mà Huongdandauthau.com gửi đến quý nhà thầu. Quý nhà thầu có thắc mắc, cần hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ: Xem thêm:
https://dauthau.net/vi/news/ben-moi-thau/cac-mau-bao-cao-tham-dinh-ho-so-moi-thau-45.html
https://dauthau.asia/news/tin-tuc/tham-dinh-ho-so-moi-thau-nhung-thong-tin-moi-nha-thau-can-nam-332.html 

Tác giả: Thu Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây