Bảo đảm dự thầu với 05 tình huống thường gặp trong đấu thầu

Thứ năm - 06/07/2023 05:13
Nhiều tình huống về bảo lãnh dự thầu (bảo đảm dự thầu) khiến nhà thầu thắc mắc khi tham dự thầu. Bài viết dưới đây, Huongdandauthau.com sẽ tổng hợp một số tình huống về bảo lãnh dự thầu thường gặp nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bảo đảm dự thầu với 05 tình huống thường gặp trong đấu thầu
Bảo đảm dự thầu với 05 tình huống thường gặp trong đấu thầu

Một số thông tin liên quan đến bảo đảm dự thầu bạn cần biết!

Bảo đảm dự thầu là một thuật ngữ không quá xa lạ với nhiều nhà thầu khi tham gia hoạt động đấu thầu. Để hiểu thêm, mời bạn tham khảo các nội dung liên quan đến bảo đảm dự thầu được đề cập trong các văn bản luật do Huongdandauthau.com nêu ra dưới đây!

Bảo đảm dự thầu là gì? 

Được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật Đấu thầu 2013, bảo lãnh dự thầu được hiểu như sau:

“Bảo đảm dự thầu (Bảo lãnh dự thầu) là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo lãnh trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ yêu cầu”.

Như vậy, có thể nói bảo đảm dự thầu là một trong những điều kiện tiên quyết để đánh giá tính hợp lệ và khả năng thực hiện gói thầu của nhà thầu. Đây là một nội dung rất quan trọng mà nhà thầu cần lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu (HSDT). 

Giá trị bảo đảm dự thầu tối đa là bao nhiêu?

Giá trị bảo đảm dự thầu tối đa là bao nhiêu? Tùy thuộc vào hình thức lựa chọn nhà thầu/ nhà đầu tư mà giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau (Theo khoản 3 Điều 11 của Luật Đấu thầu 2013):

a. Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo lãnh dự thầu được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá trị gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói cụ thể.
b. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo lãnh dự thầu sẽ được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ quy mô tính chất của từng dự án cụ thể.


Như vậy, giá trị của bảo đảm dự thầu nằm trong khoảng từ 1-3% giá gói thầu, tùy theo quy mô và tính chất của từng gói cụ thể

Trường hợp nào cần thực hiện bảo đảm dự thầu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013, bảo đảm dự thầu được áp dụng trong những trường hợp dưới đây:

  • Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
  • Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT thì hiện tại đối với những gói thầu có giá trị đảm bảo dự thầu dưới 10 triệu đồng thì không cần ra ngân hàng làm thủ tục phát hành thư bảo lãnh dự thầu mà chỉ cần làm một cam kết theo nội dung tại MẪU CAM KẾT ĐẢM BẢO DỰ THẦU.

Hiệu lực của bảo đảm dự thầu

Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

bảo đảm dự thầu
Hình minh họa: Bảo đảm dự thầu trong đấu thầu

5 tình huống bảo đảm dự thầu thường gặp trong đấu thầu

Nhà thầu nên xem ngay 05 tình huống bảo đảm dự thầu thường gặp dưới đây để tránh sai sót trong quá trình chuẩn bị:

 

Tình huống

Giải đáp của DauThau.info

1. Thiếu bảo lãnh dự thầu bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP thì HSDT chỉ được coi là hợp lệ khi có bảo đảm dự thầu hợp lệ. Chính vì vậy, trường hợp thiếu bảo đảm dự thầu thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại mà không chấp nhận bất kỳ một lý do nào. 

2. Bảo đảm dự thầu được phát hành trước thời điểm mua hồ sơ mời thầu có hợp lệ?

Bảo lãnh dự thầu không được phát hành trước thời điểm mua HSMT, nếu phát hành trước thì ở đây có dấu hiệu bất thường. Vì khi HSMT chưa được công khai thì sẽ được giữ bí mật tuyệt đối, nếu bảo lãnh dự thầu được ký và phát hành trước thời điểm phát hành HSMT thì đây là trường hợp có dấu hiệu làm trái với quy định của pháp luật và chứng tỏ gói thầu đang có dấu hiệu “thông thầu” giữa nhà thầu và bên mời thầu.

XEM CHI TIẾT: Bảo lãnh dự thầu được phát hành trước thời điểm mua hồ sơ mời thầu có hợp lệ không?

3. Bảo lãnh dự thầu có còn hợp lệ khi mã số thông báo mời thầu thay đổi?

Trong một số trường hợp, do có sự điều chỉnh HSMT của bên mời thầu nên mã số TBMT của gói thầu sẽ có sự thay đổi, tức là từ 00 sang 01. Tuy nhiên, để khẳng định bảo đảm dự thầu có còn hợp lệ hay không thì cần phải xem xét qua các yếu tố như: 

- Tên bên thụ hưởng không thay đổi
- Thời điểm hiệu lực, giá trị không thay đổi
- Không có các điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư
- …..

Nhưng cần lưu ý, nếu có sự điều chỉnh của TBMT tốt nhất nhà thầu nên thực hiện hiệu chỉnh bảo lãnh để đề phòng trường hợp HSDT bị loại do sai sót các nội dung tương ứng đó….

XEM CHI TIẾT: Mã số thông báo mời thầu thay đổi, bảo lãnh dự thầu của nhà thầu có còn hợp lệ? 

4. Thời gian ghi trong bảo đảm dự thầu có sai khác với yêu cầu của HSMT, HSDT có bị loại?

Vì một số lỗi cơ bản như đánh máy, bảo đảm dự thầu ghi nhầm thời gian (theo đúng yêu cầu của HSMT là 180 ngày nhưng bảo đảm dự thầu ghi 170 ngày) thì chắc chắn HSDT sẽ bị loại ngay lập tức.

Để tránh sai sót, nhà thầu có thể tìm đến E-CDNT (Mục E-CDNT 17.1, Chương II - Bảng dữ liệu đấu thầu, thuộc Mẫu HSMT xây lắp qua mạng ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/05/2022) để xem thông tin thời gian hiệu lực của bảo lãnh dự thầu là bao nhiêu ngày để điền thông tin cho đúng.

5. Nhà thầu liên danh với nhà thầu chính có cần thực hiện bảo đảm dự thầu hay không? 

Với gói thầu thực hiện đấu thầu rộng rãi (Trừ gói tư vấn và chào hàng cạnh tranh rút gọn) thì bảo đảm dự thầu được coi là bắt buộc, nhà thầu phải có bảo đảm dự thầu thì HSDT mới được coi là hợp lệ. Với gói thầu liên danh, nhà thầu liên danh có cần thực hiện bảo đảm dự thầu hay không còn tùy thuộc vào thỏa thuận liên danh mà các bên ký với nhau, thông thường đối với tình huống này có 2 cách làm như sau:

- Ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh đứng ra bảo lãnh cho cả liên danh
- Các thành viên thực hiện bảo lãnh riêng lẻ theo tỷ lệ

Trên đây là 05 tình huống bảo đảm dự thầu thường gặp trong đấu thầu mà Huongdandauthau.com chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng những thông tin quý báu trên sẽ giúp nhà thầu tránh được những lỗi đáng tiếc xảy ra trong quá trình tham dự thầu, từ đó gia tăng cơ hội trúng thầu.

Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với Huongdandauthau.com qua:

Tác giả: Hoa Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây