Theo quy định tại Mục 1 Chương II Luật Đấu thầu 2013 có 8 hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư bao gồm: Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, Chào hàng cạnh tranh, Mua sắm trực tiếp, Tự thực hiện, Lựa chọn nhà thầu/ nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Sau đây Huongdandauthau.com sẽ lần lượt giới thiệu đến các bạn từng hình thức đấu thầu được nêu trên.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư mà không giới hạn số lượng người tham gia. Bên mời thầu cần phải công bố công khai các điều kiện và thời gian dự thầu trên các phương tiện truyền thông trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
Đây là hình thức đấu thầu được sử dụng chủ yếu với ưu điểm là tạo ra sự cạnh tranh cao trong quá trình đấu thầu, giảm thiểu các hành vi tiêu cực và thúc đẩy các nhà thầu nâng cao năng lực.
Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27.
Với các trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu, thì hình thức đấu thầu hạn chế sẽ được áp dụng.
Chỉ định thầu là hình thức mà bên mời thầu chọn trực tiếp (chỉ định) nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thực hiện hợp đồng mà không thông qua đấu thầu.
Hình thức chào hàng cạnh tranh là khi bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu chào hàng (báo giá) và sau đó lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất. Các yêu cầu chào hàng có thể được gửi trực tiếp, qua fax, đường bưu điện hoặc các phương tiện khác. Hiện nay, chào hàng cạnh tranh qua mạng đang rất phổ biến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đặc biệt là đối với các gói thầu quy mô nhỏ.
Hình thức mua sắm trực tiếp, còn được gọi là áp thầu, chỉ được áp dụng cho các gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự trong cùng dự án hoặc dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Tuy nhiên, hình thức này hiếm khi được sử dụng.
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Trường hợp gói thầu hoặc dự án có các điều kiện đặc biệt và không thể sử dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định trong các Điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật đấu thầu năm 2013, thì người có thẩm quyền sẽ phải đề xuất phương án lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư trình cho Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
Các trường hợp sau đây, cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương, nơi có gói thầu được giao có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó:
Hotline: 0904.634.288 - 024.8888.4288
Website: https://huongdandauthau.com
>>> Xem thêm:
Tác giả: Nguyễn Thùy Dương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn