“Đấu thầu là một phần trong hoạt động mua sắm giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Đây là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, là một phương thức giao dịch đặc biệt dành cho các giao dịch quy mô lớn đòi hỏi hiệu quả và minh bạch. Tất cả các doanh nghiệp chuyên nghiệp dù là Việt Nam hay nước ngoài, dù ở lĩnh vực nào, quy mô nào, nếu có đủ năng lực thì đều không thể bỏ qua đấu thầu. Đấu thầu ở Việt Nam phân chia làm 2 thị trường là đấu thầu nhà nước (B2G) và đấu thầu tư nhân (B2B).”
Đấu thầu nhà nước (B2G) |
Đấu thầu tư nhân (B2B) |
|
Định nghĩa |
Đấu thầu nhà nước còn được gọi là mua sắm công (Public Procurement) hoặc mua sắm của chính phủ (Government procurement). Các dự án mua sắm sử dụng ngân sách nhà nước thuộc thị trường này. |
Đấu thầu tư nhân (còn gọi là mua sắm tư/ mua sắm doanh nghiệp - tiếng Anh là: B2B (Business to Business)), là hình thức mua sắm của doanh nghiệp sử dụng vốn tư nhân. Các dự án của các doanh nghiệp tư nhân, sử dụng vốn tư nhân để mời thầu thì các gói thầu đó thuộc thị trường này. |
Đặc điểm |
- Thị trường trưởng thành và cạnh tranh. - Nguồn ngân sách lớn. - Đòi hỏi năng lực cao. Khắt khe về hồ sơ năng lực. Nhiều khi trượt thầu chỉ vì hồ sơ chứ không phải do năng lực kém. - Thủ tục phức tạp, đặc biệt khó khăn với doanh nghiệp chưa từng tham gia đấu thầu lần nào. |
- Thị trường còn mới do doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam gần đây mới bắt đầu có sự phát triển mạnh. Tiềm năng mở rộng còn nhiều. - Nguồn ngân sách lớn nhưng rời rạc thiếu tập trung: Trước đây hầu hết doanh nghiệp tư nhân là mua sắm nhỏ lẻ, trong khi đó các tập đoàn như Vingroup, Lotte, Masan mua sắm thường xuyên thì lại thường phải sử dụng sàn riêng hoặc mời thầu trên website riêng nên chưa có sự tập trung. - Không đòi hỏi khắt khe về hồ sơ. Miễn là khả năng đáp ứng phù hợp yêu cầu. - Nhanh: Vì sử dụng nguồn vốn tư nhân nên thủ tục linh hoạt, đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện giải ngân nhanh chóng. |
Mục tiêu của việc đấu thầu là tìm được nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất nhờ sự cạnh tranh thông qua đấu thầu. Do đó, đấu thầu là một hình thức kinh doanh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư tư nhân (mua sắm tư nhân) hoặc cho ngân sách nhà nước (mua sắm công). Do đó tư nhân hay nhà nước đều cần hình thức này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu thầu quy định nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
- Hạch toán tài chính độc lập;
- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Theo đó, khi tham dự thầu, nhà thầu được coi là có tư cách hợp lệ khi đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu nêu trên mà không liên quan tới việc nhà thầu có phải là doanh nghiệp tư nhân hay không.
Doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của Luật đấu thầu, riêng đối với việc tham gia đấu thầu, doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia đấu thầu trên mạng đấu thầu dành cho tư nhân DauThau.Net.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn