Quy định về mua sắm hàng hóa trong đấu thầu

Thứ bảy - 07/09/2024 03:48
Nội dung dưới đây, Huongdandauthau.com sẽ chia sẻ một số quy định liên quan đến mua sắm hàng hóa trong đấu thầu, nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nội dung này, hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Quy định về mua sắm hàng hóa trong đấu thầu
Quy định về mua sắm hàng hóa trong đấu thầu

Mua sắm hàng hóa trong đấu thầu được hiểu là gì?

Có thể hiểu đơn giản, mua sắm hàng hóa trong đấu thầu là quá trình tổ chức lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa dựa trên các tiêu chuẩn cạnh tranh công bằng, minh bạch và tuân thủ theo quy định pháp luật. Đấu thầu mua sắm hàng hóa thường diễn ra trong các tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp khi họ có nhu cầu mua các sản phẩm, thiết bị hoặc dịch vụ nhất định.

Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa mới nhất hiện nay?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa mới nhất hiện nay là:

(1) Mẫu số 4A được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.

⇒ XEM và DOWNLOAD mẫu số 4A tại đây

(2) Mẫu số 4B  được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

⇒ XEM và DOWNLOAD mẫu số 4B tại đây

(3) Mẫu số 4C được sử dụng để lập E-HSMST.

⇒ XEM và DOWNLOAD mẫu số 4C tại đây

Đánh giá hồ sơ dự thầu với gói thầu mua sắm hàng hóa dựa trên những tiêu chuẩn nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, việc đánh giá hồ sơ dự thầu với gói thầu mua sắm hàng hóa dựa trên những tiêu chuẩn sau:

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, gồm: kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự; năng lực sản xuất hàng hóa; năng lực tài chính gồm giá trị tài sản ròng, doanh thu; việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu; cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn thực hiện các dịch vụ liên quan (nếu có yêu cầu).

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại điểm này căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung quy định tại điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.

Nhà thầu là hộ kinh doanh không phải nộp báo cáo tài chính, không phải đáp ứng yêu cầu về giá trị tài sản ròng.

mua sắm hàng hóa
Mua sắm hàng hóa trong đấu thầu (Hình minh họa)

2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Trường hợp sử dụng phương pháp đạt, không đạt

  • Đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. 
  • Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt.
  • Đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản trong tiêu chí tổng quát, ngoài tiêu chí đạt, không đạt, được áp dụng thêm tiêu chí chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chí chi tiết trong tiêu chí tổng quát đó. 
  • Tiêu chí tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chí chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chí chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.

Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm thì phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chí tổng quát. Có thể quy định mức điểm tối thiểu đối với tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát; không được quy định mức điểm tối thiểu đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật quy định không thấp hơn 70% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật. 

  • Đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật từ 80% đến 90% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật.
  • Đối với gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá, chủ đầu tư có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật. 
  • Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng (nếu có), thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. 

Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm: 

  • Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ
  • Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa
  • Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì; mức độ đáp ứng các yêu cầu về cung cấp vật tư, thiết bị thay thế và các dịch vụ liên quan khác (nếu có) trong toàn bộ quá trình sử dụng của hàng hóa
  • Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường; tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết
  • Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian giao hàng, đào tạo chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng
  • Tiến độ cung cấp hàng hóa; yếu tố thân thiện môi trường
  • Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP
  • Chất lượng hàng hóa tương tự được công khai theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này (nếu có)
  • Các yếu tố cần thiết khác.

3. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất)

Xác định giá dự thầu; sửa lỗi; hiệu chỉnh sai lệch; trừ giá trị giảm giá (nếu có); chuyển đổi giá dự thầu sang một loại đồng tiền chung (nếu có); xác định giá trị ưu đãi (nếu có); so sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất;

4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá)

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ

Trong đó:

+) G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có).

+) ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm: 

  • Thời gian giao hàng
  • Tiến độ thanh toán
  • Chi phí cho các hạng mục vật tư, phụ tùng thay thế trong thời gian đầu
  • Khả năng sẵn sàng cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế và các dịch vụ sau bán hàng cho hàng hóa được chào trong hồ sơ dự thầu tại địa điểm dự án
  • Chi phí vòng đời sử dụng; hiệu suất và công suất của thiết bị
  • Các yếu tố của đấu thầu bền vững (nếu có)
  • Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu
  • Chất lượng hàng hóa đã được sử dụng, bao gồm cả việc xem xét xuất xứ
  • Các yếu tố khác (nếu có).

+) ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại các điểm b, d khoản 1, các điểm b, d khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 5 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Trên đây là chia sẻ của Huongdandauthau.com về một số quy định liên quan đến mua sắm hàng hóa trong đấu thầu, hy vọng bên mời thầu sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để quá trình đấu thầu đạt hiệu quả cao hơn.

Trường hợp có thắc mắc về đấu thầu cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với Huongdandauthau.com qua:

Nguồn: Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa chuẩn nhất năm 2024

Tác giả: Hoa Phượng

 Từ khóa: đấu thầu

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây