Xử lý trường hợp bản chụp và bản gốc trong hồ sơ dự thầu có sự khác biệt

Thứ hai - 21/10/2024 22:46
Trong trường hợp bản chụp và bản gốc trong hồ sơ dự thầu có sự khác biệt phải xử lý thế nào? Nếu quý doanh nghiệp đang thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng Huongdandauthau.com thì hiểu ngay bài viết sau đây để có được câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Xử lý trường hợp bản chụp và bản gốc trong hồ sơ dự thầu có sự khác biệt

Định nghĩ về bản chụp, bản gốc trong đấu thầu

Ngoài việc hoàn thiện nội dung hồ sơ dự thầu, nhà thầu cũng bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và chứng chỉ theo đúng quy định. Một trong những thách thức thường gặp là sự khác biệt giữa bản gốc và bản chụp. Vậy ý nghĩa của bản chụp và bản gốc trong quá trình đấu thầu là gì?

Bản chụp là gì?

Bản chụp trong hồ sơ dự thầu Bản chụp hồ sơ dự thầu là phiên bản sao chép hoặc bản scan của toàn bộ tài liệu mà nhà thầu gửi đến chủ đầu tư hoặc bên mời thầu để tham gia đấu thầu. Bản chụp thường được sử dụng khi áp dụng đấu thầu không qua mạng hoặc khi cần lưu trữ bản sao để đối chiếu, so sánh trong quá trình đánh giá hồ sơ.

Bản gốc là gì?

Bản gốc trong hồ sơ dự thầu là tài liệu chính thức, không qua chỉnh sửa hoặc sao chép, được dùng để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Thông thường, bản gốc sẽ được yêu cầu đối chiếu với các bản sao đã nộp để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình xét duyệt hồ sơ.

Trường hợp bản chụp và bản gốc có sự khác biệt xử lý thế nào?

Theo khoản 5 Điều 27 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, quy định về trường hợp bản chụp và bản gốc trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu như sau: 

“5. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại, nhà thầu bị coi là có hành vi gian lận và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này.”

Trường hợp bản chụp và bản gốc có sự khác biệt xử lý thế nào
Trường hợp bản chụp và bản gốc có sự khác biệt xử lý thế nào?

Như vậy, trong trường hợp bản chụp và bản gốc trong hồ sơ dự thầu có sự khác biệt sẽ được xử lý theo quy định như sau:

  • Trường hợp bản chụp và bản gốc có sự khác biệt nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng của nhà thầu: Trong trường hợp này, việc đánh giá sẽ căn cứ vào bản gốc để xác định chính xác và tiếp tục xét duyệt hồ sơ dự thầu.

  • Trường hợp bản chụp và bản gốc có sự khác biệt, làm thay đổi thứ tự xếp hạng: Nếu sự sai khác giữa bản chụp và bản gốc dẫn đến kết quả đánh giá khác nhau và thay đổi thứ tự xếp hạng của nhà thầu, hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại. Nhà thầu sẽ bị coi là có hành vi gian lận. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, nhà thầu vi phạm sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với hành vi gian lận hoặc các vi phạm khác quy định tại khoản 1, 2, 4 và điểm a khoản 3 Điều 16 của Luật Đấu thầu.

Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, trung thực và công bằng trong quá trình đấu thầu, xử lý nghiêm các hành vi gian lận.

Trên đây là chia sẻ của Huongdandauthau.com về trường hợp bản chụp và bản gốc có sự khác biệt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu. 

Trường hợp có thắc mắc về đấu thầu cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với Huongdandauthau.com qua:

Nguồn: Bản chụp và bản gốc trong hồ sơ dự thầu có sự khác biệt được xử lý như thế nào?

Tác giả: Hồ Thị Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây